In bài này
Ý nghĩa tên trường

“Ông một lòng một dạ với giáo dục, những việc ông làm đều xuất phát từ thực tâm”. Đó là lời nhận xét của ông Vương Định Cát – người cán bộ trong ngành đã qua 4 đời bộ trưởng.

Năm 2000, ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh được mang tên ông. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đặt trên đường Nguyễn Văn Huyên, một trường phổ thông cơ sở ở quê nội huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây và một trường nội trú ở Hà Nội đã được đặt tên là Trường Nguyễn Văn Huyên... đó là sự quý mến, ưu ái của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta dành tặng cho ông, ghi nhận cống hiến lớn lao của một nhà khoa học lớn, một nhân cách lớn.

Trường được thành lập với tâm nguyện đúc kết nhưng kinh nghiệm sư phạm của một dòng họ giàu truyền thống giáo dục, với phương châm mang những kiến thức và thành tựu sư phạm tiên tiến trên thế giới đến với thế hệ trẻ Việt Nam, đưa giáo dục hướng tới sự phát triển hài hòa nhân cách, trí lực, thể lực, mỹ cảm  cho những chủ nhân tương lai đất nước.

Về chương trình đào tạo nhà trường thực hiện đảm bảo đúng chương trình chuẩn theo Bộ giáo dục và đào tạo đồng thời bổ sung kiến thức qua chương trình đào tạo riêng của trường. Chương trình làm giàu kiến thức, kỹ năng, giá trị sống, được nhà trường đưa vào giảng dạy trong chương trình bán trú, và trở thành chương trình độc quyền của trường.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động trong sự nghiệp trồng người, trường Nguyễn Văn Huyên từng bước khẳng định truyền thống giáo dục cũng như sự nghiệp phát triển thế hệ trẻ Việt Nam với phương châm: GIÁO DỤC TOÀN DIỆN VÌ MỘT THẾ HỆ TOÀN NĂNG.

Chia sẻ
Tin tức mới