Hoang mang trong việc lựa chọn ngành

Từ gia đình

 Thời điểm này, các học sinh cuối cấp phải chạy nước rút để có một suất vào giảng đường đại học. Nhiều bạn chưa kịp thở sau một ngày vất vả ở trường đã phải tất bật chạy ngay đến các trung tâm luyện thi. Mọi thứ sẽ chẳng đáng lo nếu như bạn đang nỗ lực cho những ngành học mình yêu thích, nhưng đôi khi lại là “thảm họa” khi đó là cuộc “vật lộn” với ngành học theo sở thích và nguyện vọng của bố mẹ. Nhiều bạn không có đam mê, không có sở trường vẫn bị bố mẹ ép theo ngành đã định.

 

Theo chuyên gia tâm lý, bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn tương lai tốt đẹp cho con cái nhưng nhiều người vô tình lại biến điều đó thành áp lực, không hiểu rõ điều con mong muốn. Để được sống thật với bản thân, các bạn trẻ cần tìm được cách riêng để có tiếng nói chung với bố mẹ. Sống tích cực, biết bày tỏ quan điểm cũng là cách giúp giới trẻ có thêm cơ hội để đi trên con đường mình đam mê.

 Từ chính bản thân

 Sự lúng túng, thiếu tự tin của một bộ phận không nhỏ học sinh trong việc chọn trường thi, ngành thi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do các bạn học sinh chưa biết mình muốn gì, mình thích gì, mình sẽ làm được việc gì sau khi tốt nghiệp ra trường…

 Việc chọn đúng trường thi, ngành thi phù hợp với khả năng, sở thích không chỉ tạo tâm thế vững vàng cho thí sinh khi đăng kí dự thi, giúp thí sinh có thể gặt hái được kết quả cao nhất trong kỳ thi mà còn có những tác động tích cực đến tương lai của học sinh như khả năng tìm kiếm việc làm, niềm đam mê, sự khẳng định mình trong nghề nghiệp. Sự ngộ nhận về khả năng của bản thân, nhất là tâm lí nông nổi, hời hợt, bồng bột trong việc chọn trường thi, ngành thi có thể sẽ khiến cho thí sinh phải trả giá đắt, đồng thời gây tốn kém, lãng phí cho gia đình và xã hội.

 Thật ra, để xác định một ngành nghề phù hợp, yếu tố quan trọng nhất cần phải dựa vào để bảo đảm thành công của mình trong tương lai chính là sở thích nghề nghiệp. 

 
Các em học sinh trường Hiệp Bình đang thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp học đường trên Ipad

 

Rõ ràng khám phá được sở thích nghề nghiệp của chính mình là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc chọn lựa ngành học. Rất nhiều trường trên thế giới đã áp dụng mô hình của chương trình trắc nghiệm Hướng nghiệp học đường sử dụng bộ câu hỏi của tác giả Katharine Cook Briggs và con gái bà - Isabel Briggs như một công cụ phân loại tính cách bản thân một cách chính xác nhất với khoảng 21 ngôn ngữ được dịch ra và được áp dụng rộng rãi trên 60 quốc gia. Cứ mỗi năm lại có hàng triệu người tham gia làm bài trắc nghiệm này. Chương trình hiện đã được dịch sang tiếng Việt và đăng tải tại website www.gochocduong.vhu.edu.vn

 

Bên cạnh đó chuỗi chương trình “Tư vấn hướng nghiệp học đường” năm 2014 do báo Giáo dục TPHCM phối hợp cùng Đại học Văn Hiến thực hiện sẽ mời các chuyên gia tâm lý cùng các bác sĩ tư vấn cho học sinh về sức khỏe học đường, giải đáp thắc mắc hay các vấn đề liên quan đến kỹ năng như kỹ năng chọn nghề, kỹ năng học và tự học…

 Song song đó, các buổi giao lưu với ca sĩ, đại sứ Văn Hiến, các cựu sinh viên Văn Hiến, các thủ khoa là cơ hội để các học sinh cuối cấp tìm hiểu chân dung nghề nghiệp qua những buổi nói chuyện cùng những người đang làm các công việc thực tế, ví dụ như nghề kinh doanh, marketing, ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch,…

 


Giao lưu “Chân dung nghề nghiệp” ThS Vương Thanh Long - TP Tư vấn tuyển sinh ĐH Văn Hiến và bạn Bảo Trang - Thủ Khoa ĐH KHXH NV và ĐH Luật , Bạn Thịnh Chocolate - SV năm 4 Ngành Đông Phương ĐH Văn Hiến - thí sinh lồng gà của cuộc thi Project Runway kiêm stylist, thiết kế thời trang và chủ Khăn Rằn Fashion tại trường THPT Nguyễn Hữu Tiến

Tất cả các hoạt động trên nhằm mục đích trang bị cho học sinh kiến thức vững vàng về tâm lý, những định hướng tương lai để đạt được những kết quả tốt nhất trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp sau này của mỗi cá nhân.

 Trường Đại học Văn Hiến với định hướng là một trường ngoài công lập phi lợi nhuận đầu tiên đào tạo nhấn mạnh “tính nhân văn”. Nên bên cạnh chất lượng đào tạo, kiến thức chuyên môn, nhà trường còn hướng cho sinh viên học làm người, để các em sau khi ra trường trở thành người có đạo đức và tri thức đích thực. Và chương trình “Tư vấn hướng nghiệp học đường” năm 2014 là một trong những định hướng mang tính nhân văn đó. 

 

Chia sẻ