Bộ trưởng Bộ GD và ĐT: Sẽ đổi mới căn bản phương pháp học tập, giảng dạy và kiểm tra

 

Trong chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời vừa được VTV1 phát sóng tối Chủ Nhật 24/11/2013, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận cho biết rất nhiều thông tin mới về việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

Trong cuộc trao đổi ngắn này có các vấn đề quan trọng mà teen mình quan tâm như:

1/ Trong thời gian tới đây sẽ có sự thay đổi căn bản trong việc học tập, dạy học và kiểm tra.

2/ Mục tiêu của nền giáo dục không phải đào tạo học sinh thành nhạc sĩ hay nhà văn mà hướng đến việc giúp học trò cảm thụ văn chương, thấy nét hay nét đẹp của thơ ca, biết rung động trước các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật.

3/ Học trò ở cấp phổ thông sẽ được đào tạo khả năng tự học và tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Để góp phần giúp học trò cảm thụ tốt hơn và hiệu quả hơn, các môn học tới đây cũng có sự thay đổi, sẽ giảm tải theo hướng tích hợp các môn học kết hợp với các giáo trình hiện đại hơn.

DSC_0242

Ví dụ như học về một địa danh trong môn Địa Lý sẽ gắn với các danh nhân văn hóa, lịch sử, những người có công với vùng đất đó. Cùng với đó là những áng văn, bài thơ, tác phẩm liên quan đến chính những vùng đất, con người cụ thể. Việc này sẽ giúp học trò

4/ Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví von “Một người bước 100 bước có thể dễ nhưng 100 người cùng bước 1 bước sẽ cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng” để minh họa cho quan điểm:

Để chuẩn bị cho đợt thay đổi mang tính căn bản lần này, Bộ GD và ĐT đã chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng về góc độ chương trình học và người thầy bằng việc triển khai nhiều mô hình thí điểm tại các cơ sở GD ở nhiều bậc học trên cả nước, đúc rút kinh nghiệm, viết sách giáo khoa và tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên ở nhiều cấp học.

Ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Trong tháng 11/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Đối với giáo dục phổ thông

Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

DSC_0323

Teen khối phổ thông sẽ được dạy với phương pháp mới. Ảnh: Trung Vũ

Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.  Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

Đối với giáo dục đại học

Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Doi-moi-giao-duc-giaoduc.net.vn

Sẽ có nhiều thay đổi trong công tác đào tạo Đại học

 (hoahoctro)

Chia sẻ