Giáo sư Nobel Vật lý: Không giỏi ngoại ngữ không thể thành công



Giáo sư Nobel Vật lý

Giáo sư Gerard 't Hooft (sinh ngày 05 tháng 7 năm 1946 tại Hà Lan) là nhà vật lý lý thuyết và giáo sư tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1999. Các tác phẩm của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen , trọng lực lượng tử và các khía cạnh cơ bản của cơ học lượng tử. Đóng góp của ông cho vật lý bao gồm một bằng chứng rằng các lý thuyết đo được đều có thể tái chuẩn hóa, chuẩn theo chiều không gian, và tuân theo nguyên tắc holographic.

Gerard 't Hooft tỏ ra quan tâm đến khoa học khi còn rất trẻ. Khi giáo viên trường tiểu học của ông hỏi ông muốn gì khi lớn lên, ông mạnh dạn tuyên bố "một người hiểu biết mọi thứ".

Sau khi học tiểu học, Gerard đã tham dự Dalton Lyceum, một trường học áp dụng các ý tưởng của Kế hoạch Dalton, một phương pháp giáo dục phù hợp với ông. Ông dễ dàng vượt qua các khóa học về khoa học và toán học, nhưng đã phải vật lộn với các khóa học ngôn ngữ của mình.

Tuy nhiên, ông đã thông qua các lớp học của mình bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, cổ điển Hy Lạp và Latin. Ở tuổi mười sáu, ông đã giành được một huy chương bạc trong Olympiad Toán học thứ hai của Hà Lan.

Chia sẻ với báo chí ngày 9/5, bên lề "Gặp gỡ Việt Nam 2018", GS Gerard ‘t Hooft - giải Nobel Vật lý cho biết, chúng ta phải có một hệ thống giáo dục đúng cho người dân. Ngay cả những người đoạt giải Nobel thì từ tiểu học phải được hưởng một nền giáo dục đúng cách, trong đó có ngôn ngữ.

Tôi khuyên các bạn làm khoa học nếu chưa giỏi tiếng Anh phải học ngay, vì đó là ngôn ngữ của khoa học. Người làm khoa học phải biết đặt ra những câu hỏi và trả lời được những câu hỏi này. Nếu không biết đặt câu hỏi thì không thể trả lời được, tức là nghiên cứu không thể thành công”, GS Gerard ‘t Hooft chia sẻ.

Đây là lần thứ 2, GS Gerard ‘t Hooft sang Việt Nam dự Hội thảo “Gặp gỡ Việt Nam” do GS Trần Thanh Vân mời, ông nhận định, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến phát triển khoa học và đó là tiền đề tốt để cho khoa học phát triển.

“Khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Tôi cho rằng các bạn cần có nhiều hơn những cuộc thảo luận quốc tế như thế này, để bàn thảo nhiều vấn đề về phát triển khoa học, bao gồm cả những vấn đề khoa học với xã hội. Đồng thời, đây là cơ hội tốt cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nắm bắt các vấn đề liên quan” - GS Gerard ‘t Hooft nhấn mạnh.

GS Gerard ‘t Hooft cho biết, các nhà khoa học có thể không tham gia vào xây dựng chính sách về khoa học, nhưng họ rất mong muốn có chính sách để phát triển khoa học, nhất là việc xây dựng chính sách để khích lệ nghiên cứu khoa học trong thế hệ trẻ, đó là điều rất quan trọng mà các quốc gia cần quan tâm.

“Giống như một con chim sải cánh ngoài biển khoa học bao la, nếu nó không có được sự khởi đầu sớm thì sẽ không thể bay cao, bay xa được. Một người nếu được khích lệ, đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học từ sớm thì chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt hơn” .

GS Gerard ‘t Hooft chia sẻ, ông đã có dịp gặp gỡ và giao lưu với nhiều sinh viên Việt Nam, ông cho cho hay, sinh viên Việt Nam rất nhiệt tình. Tuy nhiên, các bạn trẻ Việt Nam cần đi ra ngoài nhiều để hiểu biết thêm về cuộc sống ngoài Việt Nam.

GS Gerard ‘t Hooft lấy bằng tiến sĩ năm 1972. Sau khi nhận được học vị tiến sĩ của mình, ông có một học bổng tới CERN tại Geneva. Năm 1974, ông trở lại Utrecht là một trợ lý giáo sư.

Năm 1976, ông được mời vào vị trí khách mời tại trường đại học Stanford và là một giảng viên của trường Đại học Harvard với tư cách là giảng viên Morris Loeb.

Năm 2007, Ông trở thành tổng biên tập cho Foundations of Physics, nơi ông tìm cách đưa tạp chí này khỏi cuộc tranh luận về lý thuyết ECE và giữ vị trí này cho đến năm 2016. Ngày 1 tháng 7 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự của Đại học Utrecht.

Theo dantri.com.vn

 

Chia sẻ