Học sinh không mặn mà với ngoại ngữ Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn

 

Cụ thể, Tiếng Đức được dạy ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Học sinh chọn học tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 hoặc Ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: Ngoại ngữ 1 có 218 học sinh Hà Nội, 130 học sinh TP Hồ Chí Minh; Ngoại ngữ 2 có 1.041 học sinh Hà Nội, 592 học sinh TP Hồ Chí Minh, 120 học sinh Đà Nẵng.

Tiếng Nga được dạy tại 10 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) tại 01 trường THCS và 12 trường THPT. Học sinh chọn học tiếng Nga là Ngoại ngữ 1 với số lượng khoảng 1.200 học sinh.

Môn tiếng Trung được dạy tại 9 tỉnh, tại 28 trường THCS và 18 trường THPT với khoảng 12.000 HS, chủ yếu là học sinh chọn làm Ngoại ngữ 1.

Môn tiếng Nhật được dạy tại 7 tỉnh, tại 32 trường với khoảng 25.000 học sinh, bao gồm học sinh chọn làm Ngoại ngữ 1 và Ngoại ngữ 2.

Nhiều học sinh chọn học cả tiếng Trung và tiếng Nhật, trong đó một trong hai ngoại ngữ này được chọn làm Ngoại ngữ 1, còn lại là Ngoại ngữ 2.

Còn lại tất cả học sinh đều chọn tiếng Anh là ngoại ngữ 1.

Đối với môn tiếng Anh, học sinh theo học chương trình 10 năm (theo Đề án 2020), chất lượng được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là về năng lực sử dụng ngôn ngữ. Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và có khả năng xử lý tình huống cũng như giải quyết vấn đề tốt hơn. Đối với học sinh học chương trình 7 năm, chất lượng cũng có sự cải thiện nhưng còn chưa rõ rệt vì phần lớn giáo viên đạt chuẩn năng lực được phân dạy các lớp của chương trình 10 năm.

Nhiều địa phương đã đẩy mạnh đầu tư cho việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, số lượng trường, lớp có đầy đủ các trang thiết bị âm thanh, video và hỗ trợ dạy học như bảng tương tác, đèn chiếu, bàn ghế hỗ trợ dạy học tương tác tăng so với trước đây.

Nhiều hình thức đánh giá được vận dụng vào lớp học bên cạnh các hình thức truyền thống. Học sinh được đánh giá đầy đủ các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) giúp các em vừa học vừa đánh giá, đồng thời học qua kiểm tra, đánh giá. Các hình thức đánh giá gần gũi hơn với các nội dung học tập của học sinh trên lớp.

Đối với môn tiếng Pháp, tình hình dạy học tiếng Pháp tiếp tục được duy trì ổn định và nâng cao chất lượng. Đến năm học 2016-2017, tiếng Pháp tiếp tục được dạy ở 34 tỉnh. Học sinh chọn học theo một trong các chương trình: Chuyên, Tăng cường, Song ngữ, Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2. Số lượng học sinh như sau: 6691 học sinh tiểu học; 8228 học sinh THCS; 27.603 học sinh THPT.

Nguồn: dantri.com.vn

Chia sẻ